Cập nhật02:12:58 AM GMT

Bạn đang xem: Trang chủ

www.taynguyen24h.com.vn

Bánh bột lọc xứ Huế tại Buôn Ma Thuột

Email In PDF.

Thực ra, với người Huế, bánh bột lọc vốn đơn giản chỉ là thức quà, được các “mệ”, các “o” chế biến thành một món ngon làm đẹp lòng chồng con, xóm giềng, bè bạn... Thế nhưng, nhờ đôi bàn tay khéo léo, cách chế biến riêng mà từ lâu bánh bột lọc đã tồn tại song song với các đặc sản “thương hiệu”. Nhiều khách du lịch, sau khi đã rong ruổi từng con phố hay thả hồn bên dòng sông Hương phải tìm bằng được góc phố bán bánh bột lọc để vừa nghỉ chân, vừa thưởng thức rồi râm ran đôi ba câu chuyện.

 

Cũng được làm từ bột sắn, tôm, thịt... Nhưng cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh nên bánh bột lọc ở Huế có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Chẳng thế mà dẫu không khoe mùi, tỏa hương như bánh canh, bánh khoái… chỉ tới khi bóc lớp lá bên ngoài, đặt chiếc bánh nho nhỏ, xinh xinh lên đĩa và nếm thử, thực khách mới thật sự ngỡ ngàng. Mùi thơm thân thuộc của bột sắn, vị ngọt của tôm đã thấm đậm gia vị khiến ai từng một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.

 

Bột dùng làm bánh là thứ bột được làm từ những củ sắn vừa mới thu hoạch về, có như vậy bánh mới thơm, không bị chua. Tôm để làm nhân bánh được chọn loại tươi nguyên, đậm đà vị phù sa của đồng ruộng.

 

Tôm mang về cắt bỏ đầu, đuôi, ướp qua một ít muối, tiêu, đường. Đợi mươi phút cho tôm thấm gia vị, sau đó cho tôm vào rang săn lại, thêm chút đường để vỏ tôm được giòn và có màu đẹp.

Khâu nhồi bột là yếu tố quyết định, vì vậy, người làm bánh xứ Huế xem đây là thao tác công phu nhất. Người ta cho bột sắn vào nồi, chế thêm nước theo tỷ lệ phù hợp, thêm một ít muối và dầu ăn. Trộn hỗn hợp cho thật đều và bắc lên bếp, đến khi cảm thấy nồi bột bắt đầu đặc lại thì nhanh tay nhấc xuống, tiếp tục quết đều để bột mịn và nguội hơn. Phải quết bột thật kỹ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợm cợm, lớp vỏ bánh bên ngoài khi thành phẩm sẽ không mịn màng.

Khâu tạo hình và gói bánh cũng khá quan trọng. Người ta chọn lá chuối để gói bánh. Người gói bánh phải đảm bảo bánh gói cho nhanh, cho khéo. Lá chuối rửa sạch, xé ra từng miếng, để ráo. Hơ lá trên lửa trước khi quét xíu dầu, múc từng phần nhỏ bột đặt vào giữa lá, dùng tay dàn mỏng bột, đặt tôm vào giữa, dàn bột nối các góc và mép bột lại, gấp hai mép lá chồng lên nhau, bẻ hai đầu xuống dưới. Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm.

 Cuối cùng nhẹ nhàng xếp những chiếc bánh bột lọc xinh xinh vào nồi hấp cách thủy, chừng 15 phút là bánh chín.

Món bánh bột lọc bây giờ phổ biến ở nhiều nơi, nhưng có lẽ, nếu bạn đã từng thưởng thức bánh bột lọc ở Huế. Dù chỉ một lần thôi, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị đậm đà vừa mang nét thanh tao nhưng cũng mộc mạc chân chất tình quê.

Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:

TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT

Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ. 

 

Bánh bột lọc xứ Huế tại Buôn Ma Thuột

Email In PDF.

Nói tới văn hóa ẩm thực Huế, mọi người thường nghĩ ngay đến nhiều đặc sản ẩm thực cung đình Huế.

 

Tuy nhiên, vùng đất này còn có những món “ăn chơi” mà người dân bản địa cũng như nhiều khách thập phương ai cũng “mê” như bánh bèo, bánh canh, cơm hến... Và hẳn nhiều du khách sẽ luôn nhớ về Huế với món bánh bột lọc dân dã.

Thực ra, với người Huế, bánh bột lọc vốn đơn giản chỉ là thức quà, được các “mệ”, các “o” chế biến thành một món ngon làm đẹp lòng chồng con, xóm giềng, bè bạn... Thế nhưng, nhờ đôi bàn tay khéo léo, cách chế biến riêng mà từ lâu bánh bột lọc đã tồn tại song song với các đặc sản “thương hiệu”. Nhiều khách du lịch, sau khi đã rong ruổi từng con phố hay thả hồn bên dòng sông Hương phải tìm bằng được góc phố bán bánh bột lọc để vừa nghỉ chân, vừa thưởng thức rồi râm ran đôi ba câu chuyện. 

 

Cũng được làm từ bột sắn, tôm, thịt... Nhưng cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh nên bánh bột lọc ở Huế có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Chẳng thế mà dẫu không khoe mùi, tỏa hương như bánh canh, bánh khoái… chỉ tới khi bóc lớp lá bên ngoài, đặt chiếc bánh nho nhỏ, xinh xinh lên đĩa và nếm thử, thực khách mới thật sự ngỡ ngàng. Mùi thơm thân thuộc của bột sắn, vị ngọt của tôm đã thấm đậm gia vị khiến ai từng một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.

Bột dùng làm bánh là thứ bột được làm từ những củ sắn vừa mới thu hoạch về, có như vậy bánh mới thơm, không bị chua. Tôm để làm nhân bánh được chọn loại tươi nguyên, đậm đà vị phù sa của đồng ruộng.

Tôm mang về cắt bỏ đầu, đuôi, ướp qua một ít muối, tiêu, đường. Đợi mươi phút cho tôm thấm gia vị, sau đó cho tôm vào rang săn lại, thêm chút đường để vỏ tôm được giòn và có màu đẹp.

Khâu nhồi bột là yếu tố quyết định, vì vậy, người làm bánh xứ Huế xem đây là thao tác công phu nhất. Người ta cho bột sắn vào nồi, chế thêm nước theo tỷ lệ phù hợp, thêm một ít muối và dầu ăn. Trộn hỗn hợp cho thật đều và bắc lên bếp, đến khi cảm thấy nồi bột bắt đầu đặc lại thì nhanh tay nhấc xuống, tiếp tục quết đều để bột mịn và nguội hơn. Phải quết bột thật kỹ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợm cợm, lớp vỏ bánh bên ngoài khi thành phẩm sẽ không mịn màng.

Khâu tạo hình và gói bánh cũng khá quan trọng. Người ta chọn lá chuối để gói bánh. Người gói bánh phải đảm bảo bánh gói cho nhanh, cho khéo. Lá chuối rửa sạch, xé ra từng miếng, để ráo. Hơ lá trên lửa trước khi quét xíu dầu, múc từng phần nhỏ bột đặt vào giữa lá, dùng tay dàn mỏng bột, đặt tôm vào giữa, dàn bột nối các góc và mép bột lại, gấp hai mép lá chồng lên nhau, bẻ hai đầu xuống dưới. Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm.

 Cuối cùng nhẹ nhàng xếp những chiếc bánh bột lọc xinh xinh vào nồi hấp cách thủy, chừng 15 phút là bánh chín.

Món bánh bột lọc bây giờ phổ biến ở nhiều nơi, nhưng có lẽ, nếu bạn đã từng thưởng thức bánh bột lọc ở Huế. Dù chỉ một lần thôi, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị đậm đà vừa mang nét thanh tao nhưng cũng mộc mạc chân chất tình quê.

Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:

TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT

Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ. 

 

 

Bánh Bột lọc và Bánh Nậm Huế tại Buôn Ma Thuột

Email In PDF.

Sự khác biệt giữa bánh bột lọc Huế với bánh bột lọc ở những nơi khác

 Bánh bột lọc Huế cũng có hai thứ: thứ có bọc lá chuối rồi hấp và thứ để trần thả vào trong nồi nuước sôi để luộc cho chín. Thứ luộc sôi nầy còn có tên là bánh quai vạc, khi chín vớt ra để trên dĩa và được bôi mỡõ hành lên mặt. Cả hai thứ bánh đều làm bằng bột lọc, bọc nhụy tôm thịt, khi chín bột trở nên trong, thấy rõ được tôm thịt phía trong. Ăn bánh bột lọc cũng không nên ăn khi quá nóng, phải đợi khi hơi nguội mới dễ cắn hơn vì cứng mình hơn.

Bánh bột lọc là thứ độn bụng và thường được chấm với nước mắm mặn mới ngon. Chén mước mắm chấm bánh bột lọc thường có trái ớt xanh, thứ ớt chìa vôi, được xé từng mảnh nhỏ dầm trong nước mắm. Ớt xé nhỏ vừa cho từng mảnh ớt dòn, vừa tản mát các hột ớt, vừa để lộ cuống ớt với màng ớt mà ngày nay người ta biết là nơi tập trung của tinh túy cay Capsaicin. Dân Huế qua kinh nghiệm của tiền nhân của họ truyền lại, đã biết nghề ăn ớt từ lâu. Họ ăn ớt, vừa cắn vừa ăn, vừa ăn vừa hít hà, thiệt không có gì thú bằng.

 BÚN BÒ HUẾ CỐ ĐÔ - TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ tại BUÔN MA THUỘT. Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk (Ngay Ngã 3 Giải Phóng - Lê Duẩn sau nhà nghỉ 555).

  

Bánh nậm xứ Huế, món ăn cổ truyền độc đáo tại Buôn Ma Thuột

Email In PDF.

Bánh nậm Huế được dùng khá nhiều trong ẩm thực chay Huế bởi loại bánh truyền thống này ngoài thưởng thức ăn chơi, còn được người Huế sử dụng để cúng trong các ngày rằm hay đầu tháng.

Du khách đến Huế hầu như đều phải một lần thử qua món bánh nậm Huế thơm ngon. Là một trong các món bánh truyền thống khá đa dạng, bánh nậm Huế có thể được xem là một trong những loại bánh đại diện vì tính hữu dụng của nó trong đời sống văn hóa Huế nói chung. Tính hữu dụng đó nằm ở nhân bánh được chế biến khá hài hòa sáng tạo, có thể dùng trong mọi trường hợp, ngày thường lẫn nghi lễ và mọi đối tượng thực khách đều có thể dùng được.

Bình thường nhân bánh làm từ tôm thịt nhưng nếu dùng để cúng trong các ngày lễ hay rằm, nhân tôm thịt được thay bằng nhân đậu xanh cũng không kém phần hấp dẫn. Cách làm bánh nậm Huế tuy khó hơn bánh bột lọc ở Huế nhưng cũng không hẳn là quá khó làm. Nguyên liệu để làm vỏ bánh gồm bột gạo có pha bột năng, được nêm gia vị, dầu ăn và đun trên bếp như cách làm vỏ bánh bột lọc. Khi bột đã đặc nặng tay tức là đã đủ độ để làm bánh.

Trong quá trình nấu bột cũng phải quấy bột liên tục để bột không bị vón cục hoặc đọng ở đáy nồi dễ khê, bột bánh sẽ mất ngon. Khâu làm nhân bánh nậm Huế tỉ mỉ hơn nhân bánh bột lọc một chút. Tôm để làm nhân phải được lột vỏ bằm nhuyễn, thịt cũng được bằm nhuyễn rồi xào với hành tím, nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó tiếp tục xào cho đến khi tơi nhuyễn. Thịt và tôm xào xong để nguội là có thể gói bánh. Nhiều người còn chế biến công phu hơn là xào tôm bằm trước đến khô rồi giã thêm hoặc cà để cho tôm thật tơi, sau đó mới trộn vào thịt băm xào. Khi nhân và vỏ chuẩn bị xong chờ nguội thì người ta chuẩn bị lá chuối để gói bánh, hoặc có thể chuẩn bị lá trước đó. Lá chuối để gói bánh nậm có thể được phơi qua nắng nhẹ cho lá có độ dai, hoặc nhúng qua nước sôi có chút muối như lá gói bánh bột lọc, để ráo, cắt miếng vừa gói thìa bột và thoa dầu ăn trước khi gói để bột khỏi dính. Khi các nguyên liệu được chuẩn bị xong hết, người ta múc bột lên lá chuối, cũng dàn đều bột, cho nhân vào giữa rồi gấp hai mép lá chuối lại, bẻ hai đầu, sau đó vuốt bánh để cho bột chảy đều mỏng trong khuôn lá thành hình cho đẹp. Bánh khi gói xong được mang đi hấp như bánh bột lọc, nhưng thời gian hấp tùy vào bánh dày hay mỏng. Hấp xong, bánh để nguội, khi dùng sẽ mở bánh, dùng chung với nước mắm chua ngọt thật cay hoặc nước mắm mặn có dưa cà rốt muối chua như nước chấm của bánh bột lọc.

Bánh nậm xứ Huế

Bánh nậm xứ Huế

Ở Huế những hàng quán, gánh hàng rong, nhà hàng ở các khách sạn Huế gần trung tâm hay ngoại ô đều có phục vụ món bánh nậm Huế truyền thống nên không khó để du khách dừng chân thưởng thức dọc hành trình tham quan của mình. Nếu bánh bột lọc Huế có độ trong để lộ nhân tôm thị đã rim đậm đà thì bánh nậm Huế lại có màu đục của bột gạo, dẻo vừa vì có pha bột năng. Nổi rõ trên nền bánh là nhân tôm thịt vàng nâu, đôi khi và đậu xanh cà vàng ươm cực kỳ bắt mắt. Hương vị của bánh nậm Huế ngon một cách lạ lùng, sự hài hòa từ vỏ đến nhân đượm một chút hương lá chuối nồng nàn, khiến cho thực khách thử qua một lần thì khó có thể quên hương vị của nó.

 Để thưởng thức Bánh bột lọc chính gốc Huế tại Buôn Ma Thuột liên hệ:

TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT

Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ. 


Bánh Bột lọc Huế tại Buôn Ma Thuột

Email In PDF.

Bánh bột lọc Huế cũng có hai thứ: thứ có bọc lá chuối rồi hấp và thứ để trần thả vào trong nồi nuước sôi để luộc cho chín. Thứ luộc sôi nầy còn có tên là bánh quai vạc, khi chín vớt ra để trên dĩa và được bôi mỡõ hành lên mặt. Cả hai thứ bánh đều làm bằng bột lọc, bọc nhụy tôm thịt, khi chín bột trở nên trong, thấy rõ được tôm thịt phía trong. Ăn bánh bột lọc cũng không nên ăn khi quá nóng, phải đợi khi hơi nguội mới dễ cắn hơn vì cứng mình hơn.

Bánh bột lọc là thứ độn bụng và thường được chấm với nước mắm mặn mới ngon. Chén mước mắm chấm bánh bột lọc thường có trái ớt xanh, thứ ớt chìa vôi, được xé từng mảnh nhỏ dầm trong nước mắm. Ớt xé nhỏ vừa cho từng mảnh ớt dòn, vừa tản mát các hột ớt, vừa để lộ cuống ớt với màng ớt mà ngày nay người ta biết là nơi tập trung của tinh túy cay Capsaicin. Dân Huế qua kinh nghiệm của tiền nhân của họ truyền lại, đã biết nghề ăn ớt từ lâu. Họ ăn ớt, vừa cắn vừa ăn, vừa ăn vừa hít hà, thiệt không có gì thú bằng.

Tại Buôn Ma Thuột liên hệ: TRUNG TÂM ẨM THỰC HUẾ TẠI BUÔN MA THUỘT

Địa chỉ: 3/1A Giải Phóng - Phường Tân Thành - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

ĐT:  0943099595 GẶP CÔ HÀ NHÉ. 

Quảng cáo VIP 2

 

 

Quảng cáo VIP 3

Ảnh đẹp Tây nguyên

This page require Adobe Flash 9.0 (or higher) plug in.